Bản tin

PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

 

I.      CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHUNG

Phòng KT&ĐBCLĐT là đơn vị thuộc Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, được thành lập theo Quyết định số 15/QĐ-CĐN ngày 28/01/2021của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu về việc thành lập phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo;

Phòng KT&ĐBCLĐT thực hiện chức năng: thanh tra, khảo thí, giảng dạy và kiểm định chất lượng đào tạo, cụ thể:

Phòng KT&ĐBCLĐT có nhiệm vụ tham mưu giúpHiệu trưởng thực hiện công tác khảo thí và kiểm định - đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Baogồm: việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liênquan đến các lĩnh vực công tác khảo thí, kiểm định và bảo đảm chất lượng; công tácthanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cụ thể là:Đề xuất các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện các quy chế, quy định,các hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH, Tổng cục giáo dục nghềnghiệp về công tác thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;Tổ chức xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các quy định, quy chế, vănbản hướng dẫn thực hiện về công tác thi, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo vàtheo dõi thực hiện các văn bản này tại các đơn vị, cá nhân trong Trường.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1.Thực hiện công tác Khảo thí

- Tham mưu trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực công tác khảo thí: Tổ chức xây dựng dự thảocác văn bản, quy định, hướng dẫn về công tác thi, kiểm tra trình Hiệu trưởng phêduyệt; tổ chức thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản này;

- Quản lý, lập kế hoạch và tổ chức việc kiểm tra, thi, thi tốt nghiệp theo quy định;

- Phối hợp với khoa chuyên môn trong việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô
đun (MH/MĐ) và chuẩn bị hồ sơ thi tốt nghiệp (nếu có);

- Tổ chức xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi, kiểm tra, đề thi tốt nghiệp và
đáp án của nhà trường trong đào tạo; thực hiện công tác lưu trữ và bảo mật đề thicủa các kỳ thi, kiểm tra;

- Thanh tra giám sát chất lượng đào tạo trong nhà trường; kiểm tra, giám sátvà đánh giá chất lượng các hoạt động thi, kiểm tra, thi tốt nghiệp cho các hệ đào tạo;tiếp nhận xử lý các văn bản, đơn thư liên quan đến công tác khảo thí;

- Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, báo cáo tổng kếtvề công tác thi, kiểm tra và kết quả các kỳ thi, kiểm tra của HSSV;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ứng dụng tiếnbộ khoa học công nghệ vào công tác thi, kiểm tra kết thúc MH/MĐ, thi tốt nghiệp (nếu có).

2. Thực hiện hệ thống bảo đảm chất lượng và tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp

- Tham mưu thực hiện các quy định về nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xâydựng, vận hành, đánh giá, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng và tự đánh giá chấtlượng giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH;

- Chủ trì tổ chức xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng, sổ tay bảo đảmchất lượng và xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng của trường Cao đẳngnghề Bạc Liêu trình hiệu trưởng phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện xây dựng, vận hành, đánhgiá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng; đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đề xuấtcác biện pháp thực hiện xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống bảo đảm chấtlượng đúng tiến độ, hiệu quả và đảm bảo chất lượng; báo cáo kết quả xây dựng, vậnhành và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng theo yêu cầu.

- Đề xuất thực hiện các chủ trương, biện pháp đảm bảo thực hiện tốt công táckiểm định, đánh giá chất lượng GDNN; khai thác, phát triển, tổng hợp, lưu trữ các minhchứng phục vụ công tác kiểm định, đánh giá chất lượng GDNN;

- Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về công tác kiểmđịnh, đánh giá chất lượng GDNN với các cơ quan có thẩm quyền. Phối hợp công tác thanhtra, kiểm tra và đánh giá kết quả trong các hoạt động đào tạo của Trường.

3.Quản lý và thực hiện nhiệm vụ của Tổ bộ môn Kỹ thuật Xây dựng

- Phối hợp với Phòng đào tạo trong việc lập thời khóa biểu và phân công nhàgiáo giảng dạy môn học, mô đun thuộc khoa quản lý;

- Tổ chức, thực hiện việc biên soạn, bổ sung, điều chỉnh chương trình đàotạo, giáo trình, học liệu dạy nghề thuộc khoa mình quản ý và khi được phân công;Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết môn học, mô đun, tín chỉ liên quan; tổ chứcnghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, giáo dục nhằm nângcao chất lượng đào tạo;

- Xây dựng ngân hàng đề thi theo yêu cầu; phối hợp với phòng Khảo thí tổchức, thực hiện kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập môn học, mô đun thuộc khoaquản lý và gửi kết quả học tập, thi, kiểm tra về Phòng đào tạo để lưu trữ; tham giađánh giá kết quả rèn luyện HSSV; phối hợp với Phòng Đào tạo và các đơn vị liênquan tổ chức thi tốt nghiệp (nếu có);

- Quan hệ tốt với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đểtìm các nguồn hàng, công việc cho HSSV thực tập kết hợp sản xuất; thực hiện kếhoạch thực tập kết hợp sản xuất và dịch vụ; huy động sự tham gia của các cơ sở  sảnxuất, doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa; tạo cơ hội việc làm cho HSSVsau khi tốt nghiệp. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động khoa học và hợp tácnghiên cứu khoa học, công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, doanhnghiệp, dịch vụ liên quan;

-Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo,cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụ cho đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo vànghiên cứu khoa học; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học,ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tưtưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, nhân viên và người học; quan tâm chế độchính sách; công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụcho giảng viên, nhân viên thuộc khoa;

- Đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề; phát huytính chủ động sáng tạo tổ chức tự làm các thiết bị dạy nghề;

- Tham gia các hội đồng và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phâncông của Hiệu trưởng.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

Cơ cấu tổ chức của Phòng KT&ĐBCLĐT gồm có:

Trưởng phòng: 01 người;

Phó Trưởng phòng: 01 người;

Các viên chức thực hiện công tác chuyên môn: Thanh tra, khảo thí, giảng dạy và kiểm định chất lượng (05người).


Lượt người xem:88
Tin khác
Thứ sáu ,  26 /4 /2024

Liên kết


Lượt truy cập

         Tháng này               67,663
         Tất cả                     737,607
         Đang online             3