Bản tin

Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

 PHẦN NỘI DUNG

 

I. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

1. Lịch sử hình thành, phát triển:

Tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật thuộc Ty Giao thông vận tải Minh Hải thành lập năm 1979. Năm 1985, Trường Cơ khí 2/7 được sáp nhập vào Trường Công nhân kỹ thuật và đổi tên là Trường Công nhân Cơ điện Minh Hải, trực thuộc Ban Giáo dục chuyên nghiệp; Năm 1988 về trực thuộc Sở Công nghiệp Minh Hải, năm 1996 đổi tên là trường kỹ thuật Giao thông công nghiệp.

Năm 1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, Trường đổi tên thành trường Công nhân Kỹ thuật Bạc Liêu thuộc Sở Công nghiệp Bạc Liêu. Năm 2005 Trường được nâng lên trung cấp chuyên nghiệp và đổi tên thành Trường trung học Kỹ thuật - Dạy nghề Bạc Liêu.

Tháng 7/2009 Trường được đổi tên thành trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Công nghệ, trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu.

Tháng 11 năm 2010 trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 1396/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Tháng 9 năm 2015 trường Trung cấp nghề Bạc Liêu sáp nhập vào trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.

Quá trình đào tạo: Từ năm 1979 đến 1994 đào tạo sửa chữa ôtô, lái xe ôtô, máy tàu và các lớp nghiệp vụ giao thông vận tải; công nhân kỹ thuật bậc 2/7 nghề: Cơ khí, máy nổ, Điện công nghiệp. Năm 1995 mở thêm ngành nghề đào tạo Điện tử, Điện lạnh, đặc biệt đẩy mạnh đào tạo lái xe ôtô, môtô. Năm 2006 mở thêm nghề mới như: Kỹ thuật viên tin học, Sửa chữa máy tính, Kỹ thuật máy lạnh, Cắt gọt kim loại, Công nghệ ôtô. Năm 2009 thực hiện chương trình đào tạo trung cấp nghề, năm 2011 bắt đầu đào tạo trình độ cao đẳng nghề. 

Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo công nhân kỹ thuật của tỉnh Minh Hải trước đây và Bạc Liêu ngày nay. Những năm qua nhà trường đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cho các địa phương, các doanh nghiệp. Chất lượng đào tạo đã từng bước được nâng cao, nhiều học sinh của nhà trường đã trưởng thành và đang là chủ doanh nghiệp hoặc ở các vị trí quan trọng trong các cơ sở sản xuất.

Kết quả hơn 35 năm qua trường đã đào tạo được trên 28.000 người công nhân kỹ thuật, trong đó ngành công nghiệp như điện, cơ khí… trên 8.000 người, đào tạo lái xe ôtô hơn 20.000 người; lái xe mô tô, lái tàu trên 280.000 người. 

Trong quá trình hoạt động Trường đã đạt nhiều thành tích và vinh dự được tặng thưởng nhiều danh hiệu, giải thưởng:

-         Năm 1986 Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba;

-         Năm 2004 Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì;

-         Trường còn được tặng thưởng nhiều bằng khen, Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, của Bộ Công nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của UBND tỉnh Minh Hải, của UBND tỉnh Bạc Liêu cho tập thể và cá nhân. Năm 2002, 2003, 2005 Trường có 03 giáo viên được giải thưởng “Nguyễn Văn Trỗi”, 01 giáo viên đạt giải 03 hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc; năm 2016 đạt giải nhì toàn quốc trong cuộc thi tự làm thiết bị đào tạo.

Quá trình hoạt động, Trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ thăm hỏi động viên Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của các cấp các ngành của địa phương và Trung ương, đặt biệt: Năm 2009 Trường được vinh dự đón tiếp Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thăm và tặng quà; năm 2002 Trường được vinh dự đón tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng thăm và làm việc; năm 2005 trường được vinh dự đón tiếp Bộ trưởng Bộ công nghiệp Hoàng Trung Hải thăm và làm việc.

2. Cơ sở vật chất

a. Đất đai, nhà xưởng:

- Cơ sở 1: số 68, đường Tôn Đức Thắng, khóm 7, phường 1, TP.Bạc Liêu, diện tích 12.859,93 m2;

- Cơ sở 2: ấp Phước Thạnh I, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, diện tích 71.957,20 m2 (phần đất sáp nhập từ Trường Trung cấp nghề Bạc Liêu).

- Tổng diện tích đất 83.817,13 m2trong đó:

+ Diện tích đã và đang xây dựng: 35.552 m2;

+ Diện tích cây xanh, lưu không: 52.265,13 m2.

Bảng hạng mục và công trình xây dựng

 

TT

Hạng mục, công trình

Tổng diện tích (m2)

Đã xây dựng (m2)

Đang xây dựng

Diện tích (m2)

Thời gian hoàn thành

1

Khu hiệu bộ

830

0

830

2017

2

Phòng học lý thuyết

2.325

1.000

1.325

2015

3

Xưởng thực hành

8.000

3.000

5.000

2015

4

Khu phục vụ

1.397

224

1173

2018

4.1

Thư viện

314

94

220

2016

4.2

Ký túc xá

0

0

0

 

4.3

Nhà ăn

336

0

336

2017

4.4

Trạm y tế

117

0

117

2016

4.5

Khu thể thao

630

130

500

2017

5

Các công trình Khác

23.000

3.000

20.000

2020

5.1

Sân tập, thi lái xe mô tô A1

3.000

3.000

0

2015

5.2

Sân tập lái xe ô tô

20.000

 

20.000

2017

 

Tổng

35.552

7.224

28.328

 

 

b. Trang thiết bị, máy móc:

- Mua sắm thiết bị dạy nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia tính từ năm 2011 gồm các nghề cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, điện tử;  từ năm 2013 chú trọng đầu tư cho các nghề trọng điểm quốc gia như nghề Kỹ thuật Máy lạnh ĐHKK, Sửa chữa máy tính, Cơ điện nông thôn, Công nghệ ô tô. Tổng mức vốn đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề là 13 tỷ đồng;

- Mua sắm thiết bị cho các nghề như sau: Thiết bị May công nghiệp 436 triệu, Kỹ thuật xây dựng đầu tư 444 triệu; Điện lạnh, Điện công nghiệp đầu tư 2,5 tỷ đồng; Chế biến, bảo quản thủy sản 548 triệu (Trường Trung cấp nghề nay đã bàn giao về Trường Cao đẳng nghề).

c. Dự án đầu tư:

Hiện Trường đang thực hiện Dự án nâng cấp cơ sơ vật chất (từ năm 2011) đã được phê duyệt “điều chỉnh” tại Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh Bạc Liêu, tổng mức đầu tư 106 tỷ đồng, trong đó:

- Chi phí xây dựng                            74,6 tỷ đồng;

- Chi phí thiết bị đi kèm XD              8,2 tỷ đồng;

- Chi phí tư vấn                                1,5 tỷ đồng;

- Chi phí GPMB                                4 tỷ;

- Chi phí dự phòng và Chi phí khác  17 tỷ đồng.

3. Vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức hoạt động

a. Địa vị pháp lý của trường cao đẳng nghề Bạc Liêu:

- Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu được thành lập theo Quyết định số 1396/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Cục dạy nghề (Tổng cục GDNN) và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu;

- Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của Trường. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Trường Cao đẳng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 của Luật giáo dục nghề nghiệp và quy định tại Điều 8 của Thông tư 46/2016/BLĐTBXH như sau:

a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường:

-  Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với các trình độ đào tạo nghề nhiệp: trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên theo quy định;

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh đào tạo; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy và học; mức học phí, miễn giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng chứng chỉ, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp, các biện pháp kiểm tra giám sát chất lượng đào tạo;

- Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo đối với từng ngành, nghề được phép đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và in phôi văn bằng, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của Trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định;

- Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nhiệp để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội;

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính; có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của Trường theo quy định của pháp luật;

- Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của Trường; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống theo quy định;

- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học;

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động;

- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của Trường theo quy định của pháp luật;

- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo hợp đồng đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.

b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường.

c) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu giá dịch vụ đào tạo tương ứng với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với Trường Cao đẳng theo quy định.

d) Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

đ) Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đăng ký kiểm định.

2. Trường Cao đẳng thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại Điều 25 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:

e) Được ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc Trường. Được thành lập doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật.

g) Nếu được giao quyền tự chủ (tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; trường cao đẳng tự bảo đảm chi thường xuyên) thì được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm và bảo đảm theo quy định của pháp luật có liên quan. Nếu chưa được giao quyền tự chủ (do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên hoặc một phần chi thường xuyên) thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

c. Hệ thống các tổ chức trong Trường:

1. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu gồm:

a) Hội đồng Trường;

b) Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng;

c) 03 phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng Quản trị Thiết bị;

d) 05 Các khoa chuyên môn: Khoa Điện, Khoa CNTT, Khoa Cơ khí, Khoa Xây dựng, Khoa Cơ bản;

đ) 02 trung tâm: Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học, Trung tâm Đào tạo sát hạch lái xe;

e) Các hội đồng tư vấn.

2. Việc thành lập, giải thể Hội đồng trường và các tổ chức trực thuộc trường; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức được thực hiện theo quy định của Luật GDNN, Thông tư 46/2016/BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định của pháp luật có liên quan và được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức, hoạt động của Trường.

3. Trong Trường có các tổ chức Đảng và các đoàn thể: Đảng bộ cơ sở,  Công đoàn trường, Đoàn trường.

4. Số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Tổng số cán bộ viên chức 101 người trong đó nữ 30 người; Tổng số giáo viên (cả cán bộ kiêm giảng) 83 người; trình độ tiến sỹ 0, thạc sỹ 17, đại học 48, cao đẳng 5, trình độ trung cấp và công nhân bậc cao 13; đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề 83, ngoại ngữ 80, tin học 82.

Bảng Tổng số giáo viên trường:

Giáo viên

Tổng số

Trình độ

Kỹ năng nghề

Sư phạm DN

Ngoại ngữ

Trên
đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Thợ/

Nghệ nhân

Tổng số

73

20

48

2

2

1

18

73

73

Kiêm giảng

16

4

10

1

1

0

 

16

16

Khoa Cơ bản

11

4

7

0

0

0

 

11

11

Khoa Khoa điện

18

4

11

3

0

0

8

18

18

Khoa CNTT

8

1

6

1

0

0

4

8

8

Khoa Cơ khí

11

4

5

0

1

1

6

11

11

Khoa Xây dựng

6

3

3

0

0

0

 

6

6

TT ĐT Lái xe

4

0

4

0

0

0

 

4

4

 

 

 

 

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

 

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

ĐẢNG BỘ CS

 

HIỆU TRƯỞNG

CÔNG ĐOÀN CS

ĐOÀN TRƯỜNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Phòng

Tổ chức- Hành chính

 

Phòng Đào tạo

Khoa Tổng hợp

Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ

Khoa Điện

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

 

Khoa Xây dựng

Khoa Cơ khí

Khoa Công nghệ thông tin

Trung tâm Đào tạo Lái xe

Phòng

Quản trị thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Môi trường bên ngoài và bên trong của nhà trường

1.     Môi trường bên ngoài

a. Môi trường quốc tế, trong nước:

Môi trường quốc tế: Trên thế giới, cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật trên thế giới đang phát triển nhanh chóng nhiều ngành khoa học mới ra đời như: công nghệ thông tin, truyền thông, vật liệu mới, công nghệ sinh học biến đổi zen…;  xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác khu vực, hợp tác đa phương đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia. Môi trường thế giới và khu vực đang cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực trong đó có cạnh tranh về chất lựợng nguồn nhân lực (do công tác Giáo dục và Đào tạo).

 

Môi trường trong nước:     

Giáo dục nghề nghiệp đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra phương hướng phát triển dạy nghề là: “Tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo sự chuyển cơ bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp”. Trong chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ quan điểm và mục tiêu dạy nghề như sau:

+ Về quan điểm:

- Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia;

- Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế;

- Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động;

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

+ Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 23%);

- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956;

- Có khoảng 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập); có 77.000 giáo viên dạy nghề (trong đó ngoài công lập 25.000 người), trong đó dạy cao đẳng nghề 28.000 người, trung cấp nghề 31.000 người;

- Bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 200 chương trình, giáo trình sơ cấp nghề;

- Tất cả các nghề trọng điểm quốc gia, nghề cấp khu vực, quốc tế; các trường chất lượng cao được kiểm định chất lượng. Hình thành 03 trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng ở 3 vùng;

- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. giai đoạn 2016 - 2020 đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 6 triệu người. Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, gắn kết giữa dạy nghề và việc làm.

b. Môi trường địa phương tỉnh Bạc Liêu:

Bạc Liêu là một tỉnh ven biển Đông thuộc bán đảo Cà Mau - vùng đất cực Nam của Tổ Quốc, tiếp giáp với các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau; có diện tích tự nhiên là 2.585,3 km2; Dân số của tỉnh Bạc Liêu là 856.250 người, dân thành thị chiếm 26,86 %, mật độ bình quân là 332 người/km2;

Kinh tế của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua tăng trưởng tương đối khá. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1997 - 2008 đạt 14,02%/năm; tổng giá trị sản xuất đạt 29.273,76 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,64 triệu đồng. (Nguồn: Niên giám thống kê Bạc Liêu 2013);

Tỉnh Bạc Liêu hiện có: 01 trường Đại học và các trường Cao đẳng Y tế, Cao đẳng KT-KT, Cao đẳng nghề; 05 trung tâm dạy nghề ở các huyện: Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, Vĩnh Lợi và hàng chục cơ sở dạy nghề tư thục khác. Như vậy, tỉnh Bạc Liêu đang có mạng lưới các cơ sở đào tạo khá quy hoàn chỉnh;

Công tác giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục được cải thiện, công tác quản lý giáo dục được đổi mới. Mạng lưới trường lớp được đầu tư theo đúng định hướng quy hoạch phát triển giáo dục của tỉnh. Công tác đào tạo nghề được quan tâm đầu tư đẩy mạnh, kết quả đào tạo tăng lên hàng năm, hình thức đào tạo linh hoạt, chương trình đào tạo được đổi mới, tăng thời gian thực hành nghề, giúp học viên tiếp cận thực tế nhiều hơn.

Bảng số liệu học sinh phổ thông các cấp học của tỉnh năm 2015

 

Tiểu học

TH CS

TH PT

Tổng

Số Trường

154

67

Tốt nghiệp

18

Tốt nghiệp

239

Số học sinh

75.497

41.204

8.583

16.926

4.103

133.627

Hiện trạng, lực lượng lao động trong tỉnh còn một tỷ lệ khá cao chưa qua đào tạo nghề, thiếu đội ngũ lao động lành nghề; lao động nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ lệ cao, một tỷ lệ lao động công nhân vẫn còn tham gia sản xuất nông nghiệp. Nếu phát triển đào tạo nghề sẽ nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu lực lượng lao động, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự mở rộng cơ hội việc làm và tăng thu nhập và ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế.

Bảng dự báo nhu cầu đào tạo nghề, lao động việc làm

từ 2016 đến năm 2020:

TT

Các chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2020

Ghi chú

1

Tổng nguồn lao động năm

635.135

618.857

 

2

Tỉ lệ lao động qua đào tạo (%)

49,6

63

 

3

Tổng số Lao động qua đào tạo

317.291

400.134

 

4

Số người đào tạo hằng năm

16.700

20.432

 

5

Đại học, cao đẳng (số người)

800

800

 

6

Trung cấp chuyên nghiệp (số người)

950

950

 

7

Dạy nghề cao đẳng, trung cấp/năm

14.000

14.000

 

8

Dạy nghề sơ cấp (số người/năm)

8.340

13.344

 

2.     Môi trường bên trong Trường Cao đẳng nghề

a. Mặt mạnh:

- Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, của các Sở, ban ngành cấp tỉnh;

- Nhà trường có bề dày kinh nghiệm với nhiều năm làm công tác dạy nghề kỹ thuật công nghiệp điện, cơ khí; có đội ngũ giáo viên đảm bảo về chất lượng, có kỹ năng dạy thực hành nghề khá. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được bổ sung thường xuyên; được quan tâm bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng dạy thực hành; đào tạo nâng cao sau đại học và đào tạo lại về chuyên môn hướng đến đạt chuẩn và trên chuẩn;

- Được cấp vốn đầu tư mua sắm thiết bị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên l5 tỷ đồng, giúp trường từng bước đảm bảo thiết bị dạy nghề, đặc biệt 3 nghề trọng điểm quốc gia (Điện lạnh, Sửa chữa máy tính và công nghệ ô tô) Trường đã xây dựng hoàn chỉnh khu học tập, văn phòng khoa tại cơ sở 1, tổng diện tích trên 15.000m2; hàng rào bao quanh trường; khối hội trường 300 chỗ và thư viện diện tích 220m­2. Các công trình mới này đã tạo vẻ mỹ quan cho nhà trường; khởi công xây dựng hoàn chỉnh sân tập lái xe 20.000m2 để xin cấp lại giấy phép dạy lái xe ô tô. 

b. Mặt yếu:

- Vấn đề tuyển sinh đào tạo nghề gần đây vẫn trong tình trạng khó khăn không đạt chỉ tiêu, quy mô đào tạo thấp gây ảnh hưởng đến công tác đào tạo và hoạt động của trường;

- Chương trình đào tạo đã được xây dựng ban hành đúng như quy định nhưng việc tổ chức điều chỉnh chưa kịp thời, chưa có sự tham gia thường xuyên của các chuyên gia ngoài trường và các doanh nhiệp. Nội dung dạy học còn chậm được đổi mới theo sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ; việc soạn và ban hành giáo trình còn chậm tiến độ, số lượng giáo trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu;

- Giáo viên dạy nghề chưa đảm bảo về số lượng có nơi thừa, có nơi thiếu; những năm tới nếu mở rộng quy mô đào tạo thì số lượng giáo viên vẫn khó đáp ứng đúng và đủ chuyên môn theo yêu cầu. Về chuẩn trình độ của giáo viên hiện tại còn thiếu trình độ thạc sỹ chuyên ngành. Về cơ cấu chưa đảm bảo về chuyên môn, độ tuổi, giới tính. Giáo viên phần lớn hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, một số ở xa trường nên chưa thật sự gắn bó và tâm huyết với nghề;

- Cán bộ quản lý chủ yếu xuất phát từ giáo viên, trừ cán bộ chủ chốt, còn lại đa số chưa được học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề, quản lý nhà nước, lý luận chính trị. Số lượng cán bộ quản lý còn thiếu, một số đơn vị phòng, khoa chưa bổ nhiệm đủ cấp trưởng hoặc cấp phó; trình độ một số cán bộ cũng chưa đạt chuẩn; về cơ cấu độ tuổi, giới tính cũng chưa đảm bảo;      

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có đã đầu tư khá nhiều nhưng so với nhu cầu đào tạo vẫn còn thiếu, một số hạng mục công trình như nhà xưởng, phòng học xây dựng lâu năm nay đã xuống cấp, không đảm bảo về diện tích về chất lượng để bố trí thêm máy móc thiết bị. Chưa được trang bị một số thiết bị, máy móc hiện đại nên còn gặp khó khăn khi thực hiện công tác đào tạo;

- Thư viện: Nhà trường đã xây dựng xong có số đầu sách giấy trên 2.330 quyển bên cạnh đó là thư viện điện tử với trên 24.000 tài liệu sách điện tử. Nhưng do chất lượng sách, phòng đọc sách còn hạn chế nên việc tham gia đọc, tra cứu của học sinh và cán bộ giáo viên còn ít;

- Cảnh quan môi trường sư phạm còn nhiều mặt hạn chế do đang thực hiện dang dở Dự án xây dựng, một số công trình chưa hoàn chỉnh như: sân, đường nội bộ, nhà xưởng, phòng học, khu vui chơi thể thao…;

- Tài chính của trường, những năm qua, cơ bản chỉ đủ trả lương còn nhiều khó khăn, do tạm ngưng đào tạo ô tô một thời gian dài nên hiện tại đang trong tình trạng khó khăn thiếu thốn, nhất là chi phí cho dạy học thực hành và chi xây dựng cải tạo nhà xưởng phòng học.

c. Cơ hội:

- Cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ trên thế giới, đặc biệt là cách mạng 4.0 tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế tri thức, làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp đào tạo, đồng thời tạo cơ hội cho Nhà trường dễ dàng tiếp cận được các thành tựu của tri thức nhân loại;

- Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu của thời đại. Đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng vào cộng đồng quốc tế. Các chính sách "mở cửa" của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo cơ hội lớn cho nhà trường "đi tắt, đón đầu" để sớm có các chương trình, giáo trình tiên tiến và sớm đào tạo được các chuyên gia trẻ đẳng cấp quốc tế;

- Chủ trương xã hội hóa giáo dục  và tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo đang mở ra cho Trường nhiều cơ hội mới. Đất nước ta đang chuyển đổi nhanh chóng và toàn diện sang một nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện tăng đầu tư từ các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài cho giáo dục, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục. Tỉnh Bạc Liêu đang thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tập đoàn lớn, do đó nhu cầu đào tạo lao động cho các khu công nghiệp bùng nổ để đáp ứng các đòi hỏi của một nền kinh tế chuyển đổi đang tăng trưởng nhanh, tạo ra cho Nhà trường cơ hội tốt để mở rộng nhanh chóng quy mô đào tạo.

d. Thách thức:

- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng, nước ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn. Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cho giáo dục cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mòn bản sắc dân tộc. Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của ta đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thích hợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài;

- Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt. Sự phát triển giữa các địa phương không đồng đều. Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học. Cũng như phần lớn các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Bạc Liêu có chỉ số phát triển giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng thấp hơn mức trung bình của cả nước là một thách thức phải vượt qua để tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển các mặt kinh tế-xã hội khác;

- Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao. Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực với trình độ thích hợp. Mặc dù 62,7% dân số nước ta ở trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, cả về năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống, còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục;

- Tỉnh Bạc Liêu từ khi tái lập trong điều kiện tự nhiên và xã hội khó khăn và kết cấu hạ tầng còn thấp, sự hợp tác để phát triển còn hạn chế, giá cả thị trường ngày càng tăng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sống  của cán bộ công chức nói chung và giáo viên nói riêng. Đòi hỏi của xã hội và nền kinh tế đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao trong khi khả năng tài chính, các điều kiện thực hiện và đảm bảo chất lượng của trường còn hạn chế. Nếu không nhanh chóng vượt qua thách thức đó để phát triển thì nguy cơ tụt hậu càng trầm trọng.

 3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của trường

- Sự quản lý ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển và quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng, thông qua việc đề ra các chính sách đào tạo cụ thể và kiểm tra thực hiên của các địa phương và các trường, việc tạo điều kiện để Trường tham gia các dự án và các chương trình do Bộ chủ quản v.v…

- Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Chính quyền tỉnh Bạc Liêu và các cơ quan hữu quan của tỉnh như là Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở ban ngành, Sở Nội vụ, Sở Tài chính v.v…về các mặt nhân sự, tài chính, đất đai…cũng như phát huy vai trò của Trường trong các hoạt động tại địa phương;

- Thu nhập của nhân dân trong vùng, sự cải thiện mức sống của họ làm tăng nhu cầu và khả năng học đại học và chuyên nghiệp; sự phát triển sản xuất và nhu cầu sử dụng lao động được đào tạo của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất khác trong vùng;

- Phẩm chất, năng lực lãnh đạo Trường trong đó có tầm nhìn chiến lược, khả năng đoàn kết, tạo lập sự đồng thuận giữa các đơn vị và cá nhân trong Trường để thực hiện mục tiêu chung; sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà trường đối với việc đổi mới quản lý nhà trường phù hợp với môi trường thường xuyên biến động;

- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên và nhân viên ngang tầm với nhiệm vụ được phân công; đời sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn, nhưng họ luôn tha thiết với ngành, nghề, gắn bó với Trường;

- Cơ sở vật chất bao gồm mặt bằng đất đai, trường sở, sân chơi, bãi tập… cũng như tài chính từ Nhà nước, từ học phí và từ các nguồn khác đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động nhà trường.

III. Xứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cơ bản và mục tiêu chiến lược của Trường

1.     Xứ mệnh

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Bạc Liêu và khu vực bán đảo Cà Mau; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật; tăng cường liên kết với các trường đại học, học viện và tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển đào tạo và đào tạo nghề.

2.     Tầm nhìn

          Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu: Phấn đấu chở thành Trung tâm đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn trường trọng điểm Quốc gia; là nơi bồi dưỡng nâng bậc thợ và tổ chức thi cấp chứng chỉ nghề Quốc gia của khu vực; là cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ và nghiên cứu phát triển dạy nghề của tỉnh Bạc Liêu.

3.     Các giá trị cơ bản của Nhà trường

- Đối với công việc: Trách nhiệm, tâm huyết, chất lượng, hiệu quả;

       - Tập thể: Đoàn kết, thấu hiểu, coi trọng nhân tài;

       - Tác phong: Nhanh nhẹn, dân chủ, quyết đoán;

       - Năng lực thực hiện: Sáng tạo, nhạy bén, tự tin;

       - Môi trường giáo dục: Kỷ cương, nhân ái, mô phạm.

       Các yếu tố trên đây tạo nên khuôn khổ quy định toàn bộ hoạt động của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Các mục tiêu chiến lược và bước đi trong quá trình phát triển đều nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị đó lên một tầm cao mới.

4.     Mục tiêu chiến lược

a. Mục tiêu chung:

Xây dựng trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu đến năm 2020 trở thành một trong những trường đào tạo nghề chất lượng cao, trong đó có những nghề đạt trình độ khu vực ASEAN;

- Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu: Phấn đấu trở thành trường chất lượng cao của khu vực, các chương trình đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tương thích với chương trình của các trường trong khu vực, được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng; giữ vững truyền thống, thu hút sinh viên đầu vào có chất lượng;

- Đáp ứng linh hoạt yêu cầu nguồn nhân lực theo sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực: Phát triển các ngành đào tạo mới, đa dạng hoá các phương thức đào tạo, mở rộng hình thức đào tạo liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, và các tổ chức trong và ngoài nước khác;

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành trung tâm nghiên cứu có uy tín vào năm 2020: Tăng cường mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt với các trường đại học và các viện nghiên cứu; phối hợp với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tập trung nghiên cứu lĩnh vực liên quan đến ngành nghề đào tạo có tính ứng dụng cao; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu;

- Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả; xây dựng cơ sở vật chất, giảng đường, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại; xây dựng hệ thống thư viện, tư liệu giảng dạy và học tập; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tập trung và hiện đại nhằm hỗ trợ giảng dạy, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và giảng dạy. Xây dựng trung tâm đào tạo lái xe ô tô trở thành trung tâm sát hạch lạoi II, hình thành trung tâm thi cấp chứng chỉ nghề Quốc gia;

- Phát triển văn hóa học đường, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế: Xây dựng và phát triển văn hóa học đường: xây dựng trường trở thành một môi trường làm việc, giảng dạy tốt cho cán bộ, giảng viên, nhân viên; xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đoàn kết, thân thiện, nhân ái nhưng giữ vững kỷ cương trong mối quan hệ giữa cán bộ, giảng viên với học sinh, sinh viên; tạo dựng một môi trường tốt cho HSSV học tập và nghiên cứu.

b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Ngành nghề và quy mô đào tạo đến năm 2020

Số TT

Trình độ đào tạo

Dự kiến đào tạo trong năm

2016

2017

2018

2019

2020

1

Cao đẳng

Số nghề ĐT

8

9

10

11

12

Quy mô ĐT

540

630

720

810

900

2

Trung cấp

Số nghề ĐT

10

11

12

13

15

Quy mô ĐT

280

340

400

460

520

3

Sơ cấp nghề và lái xe Ô tô

Quy mô ĐT

 

300

400

500

600

 

Qui mô đào tạo/năm

820

1.270

1.520

1.770

2.020

 

Số lượng giáo viên

53

63

76

88

101

- Đội ngũ giáo viên:

+ Tỷ lệ giáo viên/học sinh đảm bảo theo quy định là 1/20;

+ 75% giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp;

+ 25% giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành;

+ 100% giáo viên có trình độ Anh ngữ B1 hoặc tương đương, trong đó ít nhất 50% giáo viên có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

- Cán bộ quản lý:

Có đủ năng lực chuyên môn có trình độ thạc sỹ trở lên 50%, 80% đạt nghiệp vụ quản lý nhà nước và quản lý cơ sở dạy nghề, 100% đạt trình độ chính trị, trình độ tin học và ngoại ngữ.

- Chương trình giáo trình:

Có đủ 100% các chương trình đào tạo; Có đủ 100% các giáo trình các nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia và có 50% giáo trình các nghề còn lại.

- Cơ sở vật chất:

Đến năm 2020 hoàn thành đề án xây dựng cơ bản của trường theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, đảm bảo tương đối đầy đủ các điều kiện làm việc, học tập, thực tập, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nơi ở nộ trú cho học sinh ở xa. Cụ thể hoàn chỉnh các hạng mục công trình là: khu hiệu bộ, hội trường, thư viện, phòng y tế, phòng học lý thuyết; các xưởng thực hành, sân thực hành lái xe, sân luyện tập, thi đấu, thể dục thể thao; các công trình phụ trợ khác như: hàng rào, nhà vệ sinh, công viên cây xanh,... đảm bảo tiêu chí “xanh, sạch, đẹp”. Trên diện tích của trường là 8 ha.

Về cơ bản đảm bảo các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ dạy nghề tối thiểu theo quy định, trong đó thiết bị dạy các nghề trọng điểm quốc gia đạt tiêu chuẩn của nghề gồm: kỹ thuật máy lạnh, máy tính - công nghệ thông tin, điện công nghiệp, công nghệ ô tô.

- Kiểm định chất lượng:

+ Có hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng;

+ Có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3 còn giá trị;

+ 100% nghề trọng điểm được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc gia;

+ 100% học sinh, sinh viên được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo tiêu chuẩn.

IV. Các giải pháp thực hiện chiến lược

1. Các giải pháp đào tạo

- Hoàn thiện nội dung ngành nghề đào tạo theo mục tiêu đã xác định và theo hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội. Nghiên cứu áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Xây dựng chương trình đào tạo các ngành mới mở của Trường;

- Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các khoa của Trường để đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật cho địa phương;

- Thực sự đặt người học vào vị trí trung tâm, là đối tượng phục vụ trong chiến lược phát triển nhà trường. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo; được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, y tế học đường theo quy định về; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao; được tư vấn về việc làm và các hình thức hỗ trợ khác;

- Thực hiện đánh giá năng lực của người tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo; người học phải đạt khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và năng lực thực hiện theo chuẩn đầu ra theo quy định; có biện pháp tiến hành điều tra về mức độ, năng lực người tốt nghiệp về đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương và của ngành nghề;

- Tiến hành tuyển sinh thường xuyên trong năm, mở rộng tuyển sinh dạy ban đêm, dạy nghề thường xuyên v.v; tuyển sinh dạy tại trung tâm giáo dục dạy nghề các huyện; tăng cường dạy nghề ngắn hạn. Tiến hành các biện pháp mới trong tuyển sinh nhằm phát triển số lượng HSSV của trường một cách vững chắc; đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh thông qua Website của trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu;

- Tăng cường hoạt động tuyển sinh đào tạo sơ cấp nghề, trong đó chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để tuyển sinh đào tạo lái xe ô tô trong năm 2017, tiếp tục củng cố phát triển tăng lưu lượng đào tạo lái xe vào năm 2020 ít nhất là 600 người. Mở rộng đào tạo liên kết, liên thông nâng cao trình độ lên cao đẳng, đại học cho HSSV;  

- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn về học sinh với đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm nâng cao nhận thức và ý thức kỷ luật của HSSV. Tổ chức tốt các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động cho HSSV, góp phần giải quyết tối đầu ra để thu hút đầu vào.

2. Các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo

Thực hiện tự kiểm định chất lượng giáo dục tiến đến đăng ký kiểm định với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; khảo sát, đánh giá và đầu tư có trọng điểm; củng cố, xây dựng các mối quan hệ đối ngoại, trước hết là các sở ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp có quan hệ đoàn kết, gắn bó với trường để gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo của nhà trường với nhu cầu xã hội, chủ động tìm hiểu và thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước, ngoài nước; thống nhất và tổ chức tốt khâu khảo thí trong Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Các giải pháp về nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng của Trường. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong giảng viên, xem đó là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến;

- Đổi mới phương thức nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên theo hướng nâng cao tính ứng dụng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu khoa học; thúc đẩy ứng dụng đề tài, sáng kiến vào phát triển kinh tế-xã hội; từng bước độc lập một phần kinh phí hoạt động. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc nâng cao chất lượng dạy học và quản lý của Trường; nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;

- Tăng thêm các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tập san, các ấn phẩm khoa học; có các tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường;

- Mở rộng hợp tác nghiên cứu của Trường với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong khu vực và với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

4. Các giải pháp về phục vụ cộng đồng

- Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện;

- Tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao;

- Tổ chức lực lượng sẵn sàng phục vụ cộng đồng trong trường hợp đột xuất;

- Phối hợp với các tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong các hoạt động phục vụ cộng đồng.

5. Các giải pháp về cơ cấu và tổ chức bộ máy

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý các phòng khoa;

- Tiếp tục củng cố tổ chức của trường theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và được cụ thể hóa trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường; hoàn thiện các văn bản hướng dẫn phục vụ cho công tác đào tạo;

- Lãnh đạo đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm theo quy định;

- Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn trực thuộc, các bộ môn trực thuộc khoa được tổ chức phù hợp với yêu cầu của trường, có cơ cấu và nhiệm vụ theo quy định;

- Thành lập các đơn vị mới: Phòng Tài chính Kế toán, Trung tâm sát hạch lái xe loại II, Phòng khảo thí KĐ CLGDNN, Phòng phát triển dịch vụ kỹ thuật, sản xuất;

- Dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực các dữ liệu thống kê, các thông tin của tỉnh nhằm làm tốt công tác quy hoạch phát triển; tăng cường quản lý công tác tuyển sinh, đào tạo của trường, đáp ứng các tiêu chí bảo đảm chất lượng.

6. Các giải pháp về phát triển đội ngũ

- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý giai đoạn 2016 - 2020, 2021-2026 bảo đảm về số lượng và nâng cao chất lượng, theo hướng đạt trình độ chuẩn, trẻ hóa, có tính kế thừa bền vững; ưu tiên tuyển dụng bổ sung, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có chất lượng, đúng chuyên ngành bằng việc tích cực tham gia các đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ trong nước, ở nước ngoài hoặc tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài; gắn đào tạo với việc tuyển chọn, bố trí giảng viên theo quy định của ngành;

- Có kế hoạch và biện pháp để đảm bảo về số lượng và chất lượng giảng viên; đặc biệt quan tâm giảng viên đảm bảo kỹ năng giảng dạy thực hành bằng việc đưa giảng viên hằng năm đi thực tế và quan tâm tuyển chọn HSSV để phát triển lên giảng viên;

 Đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ giảng viên theo quy định, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; luôn đảm bảo quy định về tỷ lệ HSSV trên giảng viên trong các nhóm ngành nghề đào tạo;

- Tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giáo viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học;

- Bên cạnh đó cũng quan tâm xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn; quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để họ phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy, học tập.

7. Các giải pháp về tài chính

- Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước bằng việc thực hiện nhanh Dự án nâng cấp cơ sở vật chất Trường theo Quyết định 2428/QĐ-UBND, thực hiện đến 2020 với tổng mức đầu tư là: 106, trong đó có kinh phí TW là 60 tỷ đồng, kinh phí địa phương đối ứng là 46 tỷ;

Nguồn kinh phí Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT được đầu tư kinh phí mua thiết bị dạy nghề từ năm 2010 đến nay là: 17,5 tỷ đồng bao gồm mua sắm thiết bị dạy nghề cho ngành: Cơ khí, điện công nghiệp, công nghệ ô tô, sửa chữa máy tính, kỹ thuật máy lạnh, điện tử, kỹ thuật xây dựng;

- Ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp, trong quá trình thực hiện Chiến lược nhà trường cần chủ động hình thành các trung tâm dịch vụ đào tạo; các trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất, sửa chữa, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ;... để tăng cường các nguồn thu từ ngoài ngân sách, từ đó tăng thêm kinh phí cho hoạt động của trường và để trả lương tăng thêm nâng cao đời sống cán bộ giáo viên;

- Tăng thu nhập cho Trường thông qua các hoạt động đào tạo lái xe hiện có và sớm hình thành trung tâm sát hạch lái xe ô tô để càng củng cố, phát triển nguồn thu; tiến tới đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính theo yêu cầu của nhà nước;

- Thực hiện công khai tài chính định kỳ để cán bộ, giáo viên, công nhân viên biết và tham gia kiểm tra, giám sát.

8. Các giải pháp về cơ sở vật chất

- Tiếp tục tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo và mở rộng trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu với các bước đi thích hợp, đáp ứng yêu cầu bức xúc về giảng dạy, học tập trong nhà trường. Tập trung ở các công trình xây dựng phục vụ giảng dạy, học tập, thực hành và  thí nghiệm;

- Thực hiện tiếp tục Dự án xây dựng cơ sở vật chất của trường sau khi được phê duyệt điều chỉnh, bao gồm các hạng mục về phòng học, phòng thực hành; xưởng ô tô, xưởng điện, gò hàn; khu vực làm việc, sân đường nội bộ... và cải tạo các công trình hiện có thích hợp với mục đích sử dụng mới;

Xây dựng đủ phòng học và diện tích lớp học cho việc dạy và học; đủ phòng thực hành, thí nghiệm và trang thiết bị theo yêu cầu của chương trình giáo dục nghề nghiệp; đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giáo viên và nhân viên theo qui định;

- Thư viện: sắm đủ tài liệu, sách báo, tạp chí để tham khảo và học tập theo yêu cầu của chương trình giáo dục nghề nghiệp theo qui định. Tổ chức phục vụ đáp ứng yêu cầu tham khảo của người dạy và người học phát huy hơn nữa vai trò của thư viện điện tử đã được đầu tư ban đầu;

- Đảm bảo diện tích khu thể dục thể thao theo quy định; đủ trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và quốc phòng an ninh;

- Chuẩn bị về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và con người để đến 2019 thành lập trung tâm sát hạch lái xe ô tô loại 3, trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia nhằm phục vụ nhu cầu đánh giá tay nghề cho người lao động, HSSV của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh lân cận.

          V. Các chương trình hành động thực hiện chiến lược

          1. Chương trình 1: Mở các ngành đào tạo mới

Mục tiêu: đến năm 2020 mở 12 ngành đào tạo ở trình độ cao đẳng, 15 ngành ở trình độ trung cấp và sơ cấp nghề có căn cứ bền vững.

Các hoạt động: Đánh giá nhu cầu, xác định quy mô đào tạo, chuẩn bị chương trình, giáo viên và các điều kiện khác, xin phép các cơ quan có thẩm quyền công bố và tuyển sinh.

Điều kiện: bổ sung 10 giáo viên chuyên ngành và nguồn kinh phí.

2. Chương trình 2: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

Mục tiêu: Lựa chọn và đăng ký các đề tài phục vụ thiết thực hoạt động đào tạo của Trường và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các hoạt động: Đánh giá nhu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo của Trường và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đăng ký đề tài và xin cấp kinh phí, chuẩn bị đội ngũ chủ trì và tham gia thực hiện, xây dựng đề cương nghiên cứu và tổ chức thực hiện.

Điều kiện: Giáo viên và sinh viên chủ trì đề tài; kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học theo tỷ lệ phần trăm từ 5 - 10% trên tổng nguồn thu sự nghiệp.

3. Chương trình 3: Xây dựng đội ngũ giảng viên

Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và bảo đảm về số lượng giảng viên, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô đào tạo trong 4 đến 5 năm tới.

Điều kiện: Chính sách cán bộ của tỉnh và của trường, nguồn tuyển chọn, nguyện vọng và năng lực nâng cao trình độ của giáo viên hiện nay.

Các hoạt động: Đánh giá nhu cầu bổ sung lực lượng giảng viên và nhu cầu nâng cấp trình độ; xây dựng các chính sách tuyển dụng và bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tuyển chọn giáo viên mới: quan tâm tuyển chọn số sinh viên giỏi của trường để bồi dưỡng bổ sung giáo viên chuyên ngành.

4. Chương trình 4: Xây dựng, cải tạo và mở rộng trường

Mục tiêu: Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn trường Cao đẳng hiện nay và trong tương lai.

Hoạt động: Thực hiện Đề án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, củng cố và nâng cấp các công trình hiện có, xây dựng các công trình mới.

Các công trình được xây dựng bổ sung trong khuôn viên của cơ sở 2 thuộc trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu tại xã Long Thạnh I, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu với tổng chi phí xây dựng ước tính trên 100 tỷ đồng.

5. Chương trình 5: Công tác học sinh - sinh viên

Mục tiêu: Quản lý HSSV theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức; đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự trong trường học.

- Nâng cao năng lực công tác quản lý HSSV và đào tạo theo nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương.

Hoạt động:

- Thành lập Trung tâm hỗ trợ HSSV để thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, về học tập, nghiên cứu khoa học, các chế độ chính sách, học bổng, vay vốn…

- Đẩy mạnh khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới công tác quản lý HSSV cho phù hợp với hình thức đào tạo.

- Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường với học sinh - sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, làm việc.

- Củng cố hoạt động của Ban liên lạc cựu HSSV.

- Nâng cao công tác giáo dục kiến thức pháp luật, đạo đức, lối sống trong HSSV. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tạo sân chơi lành mạnh, đáp ứng nhu cầu tinh thần trong học HSSV.

- Kết hợp tốt ba môi trường giáo dục tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú nắm sát cuộc sống, sinh hoạt học tập và việc chấp hành pháp luật của HSSV.

Điều kiện: Thống nhất chủ trương trong nội bộ tốt, Trường tạo được mối quan hệ gắn bó khắng khít với các cơ quan ban ngành, các tổ chức cá nhân, đoàn thể địa phương; tổ chức trung tâm tư vấn hỗ trợ HSSV, xây dựng phần mềm quản lý HSSV.

6. Chương trình 6: Quảng bá thương hiệu trường

Mục tiêu: Làm cho đối tượng đào tạo, địa phương, khu vực và ngoài khu vực nhận thức về nhà trường đúng là một trung tâm tri thức và văn hóa của tỉnh, nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa hệ, đa bậc chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ tốt sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động:

- Từng bước chuyên môn hóa hoạt động tuyển sinh và chuyên nghiệp hóa các hoạt động quảng bá thương hiệu (sử dụng tốt các phương tiện truyền thông đại chúng, áp phích, tờ rơi…; thường xuyên tổ chức tốt các“hội nghị khách hàng, doanh nghiệp” để cập nhật thông tin về nhu cầu nguồn lao động và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo theo hướng bám sát thực tiễn).

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra để đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng; đa dạng hóa các hoạt động phục vụ cộng đồng; tạo được những thành công mới trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cũng như về nguồn lực giảng viên cùng trang thiết bị dạy học của trường.

Điều kiện: Kinh phí dành cho các hoạt động tuyển sinh và quảng cáo hằng năm khoảng 50 triệu.

7. Chương trình 7: Hợp tác với doanh nghiệp và Hợp tác quốc tế

- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu nguồn lao động từ phia các doanh nghiệp, hợp đồng đào tạo nghề cho công nhân các xí nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho các xí nghiệp.

- Phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm đào tạo xuất khẩu lao động, đưa lao động qua đào tạo tại trường đi làm việc nước ngoài; tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề.

VI. Các bước thực hiện chiến lược

Chiến lược thực hiện được chia theo lộ trình 3 giai đoạn, trong đó:

          * Năm 2017: Ổn định quy mô đào tạo; Hoàn thiện, chuẩn hóa các chương trình đào tạo; triển khai cơ chế tự đảm bảo chất lượng, xây dựng chuẩn đào tạo; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ. 

          * Năm 2018: Phát triển mạnh mẽ các chương trình đào tạo chất lượng cao, tăng cường liên kết đào tạo; tiếp tục tăng cường đội ngũ và cơ sở vật chất; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

          * Giai đoạn từ 2019 đến 2020: Phát triển các chương trình đào tạo khoa học kỹ thuật, xây dựng, kinh tế, công nghệ; đầu tư mở rộng Trường, xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa; đưa các hoạt động nhà trường đi vào ổn định; mở rộng chuyển giao công nghệ và quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo.

 


 

PHẦN KẾT LUẬN

 

Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu đã có quá trình hơn 38 năm xây dựng và phát triển, đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ trung cấp và nghề, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đất nước. Thành tích của trường đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nhà trường đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của Nhà trường trước hết phải kể đến những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội mà đất nước ta đạt được trong thời gian qua, quan hệ và hội nhập quốc tế được mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện, sự nghiệp giáo dục đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Bạc Liêu đã tạo nên các tiềm lực to lớn cho nhà trường.

Năm 2017 ngành dạy nghề chuyển qua thời đại mới là thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp thay thế Luật dạy nghề từ ngày 01/07/2015. Luật giáo dục nghề nghiệp ra đời đã cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo Luật này, hệ thống đào tạo nước ta sẽ được phân thành hai nhánh: nhánh đào tạo hàn lâm nặng về lý thuyết do hệ thống giáo dục đại học thực hiện, nhánh đào tạo nghề nghiệp nặng về thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề sẽ do hệ thống giáo dục nghề nghiệp thực hiện. Việc thiết kế hệ thống đào tạo theo hai nhánh như trên là phù hợp với cấu trúc đào tạo của hầu hết các nước, tạo điều kiện để giáo dục, đào tạo nước ta giao lưu, hợp tác với giáo dục đào tạo của các nước trên thế giới, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đó là bước ngoặt mang tính lịch sử, bởi vì từ nay lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nước ta sẽ cấp bằng kỹ sư thực hành, hoặc cử nhân cho hệ cao đẳng. Hơn nữa, ASEAN trở thành cộng đồng, dẫn đến nhu cầu dịch chuyển lao động giữa các nước ASEAN, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có nhu cầu công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề và trình độ đào tạo.

Nắm bắt cơ hội đó khi thực hiện Chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu đến năm 2020 BGH phải chỉ đạo quyết liệt nhưng phải nhạy bén, tận dụng thời cơ đưa các mục tiêu chiến lược đến sớm hơn thời gian dự kiến.

Hiện nay hệ thống dạy nghề và các cơ sở dạy nghề trong cả nước thực hiện “Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng Bạc Liêu theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 63% trở lên. Với Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là một cơ hội, để tăng số lượng và chất lượng đào tạo, thông qua đó củng cố và phát triển đào tạo nghề chính qui của tỉnh, đảm bảo đạt các chỉ tiêu đào tạo nghề như Nghị quyết đã nêu trên.

Đứng trước cơ hội và thách thức đó, nhà trường phải tăng cường đoàn kết nội bộ phát huy vai trò cả hệ thống chính trị nhà trường, của chính quyền, Đảng bộ và các đoàn thể nhà trường; huy động sức mạnh tổng hợp của tập thể nhà trường và nỗ lực vươn lên của từng cán bộ, giáo viên để Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu sẽ hoàn thành tốt chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020. Thực hiện thành công Chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu đến năm 2020 sẽ làm nền tảng cho nhà trường phát triển bền vững trong những năm tiếp theo./. 

 

                                                                       HIỆU TRƯỞNG


Lượt người xem:1454
Tin khác
Thứ bảy ,  27 /4 /2024

Liên kết


Lượt truy cập

         Tháng này               68,497
         Tất cả                     738,441
         Đang online             4