Bản tin

Giới thiệu về Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Tổ chức - Hành chính

         

1. Nhiệm vụ chung của các phòng chức năng.

1. Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực công tác do Hiệu trưởng phân công. Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn, nhiệm kỳ, miễn nhiệm, cách chức trưởng, phó phòng và tương đương được quy định tại Điều 23, Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH.

2. Nhiệm vụ chung

- Thực hiện việc quản lý tổ chức nhân sự, theo dõi kỷ luật lao động và các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động quản lý theo lĩnh vực công tác và theo dõi tiến độ thực hiện;

- Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC và các trang thiết bị của đơn vị, của nhà trường;

- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của đơn vị theo quy định. Cập nhật, cung cấp các thông tin về mảng công tác của đơn vị mình cho Website của nhà trường;

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức, viên chức và người lao động của đơn vị: tham gia các hoạt động đoàn thể và phong trào của nhà trường; được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ngoại ngữ, tin học…;

- Tham gia họp giao ban định kỳ và họp đột xuất theo yêu cầu của nhà trường; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và công tác báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước; tham gia công tác đánh giá CLGDNN hàng năm của đơn vị mình và của nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.

II. Nhiệm vụ cụ thể của Phòng TC-HC

Phòng Tổ chức - Hành chính của Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trong công tác tổ chức và cán bộ, bao gồm tham mưu về: cơ cấu, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý; quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ; đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công chức, viên chức và người lao động; tham mưu thực hiện công tác kế toán, tài chính của đơn vị; tham mưu công tác Thi đua, Khen thưởng - Kỷ luật; Văn thư, lưu trữ; phụ trách công tác y tế học đường trong nhà trường; Tham gia hội đồng kiểm kê, thanh lý tài sản. Cụ thể các nhiệm vụ như sau:

a) Công tác tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng, văn thư lưu trữ:

- Quản lý nhân sự, hồ sơ lý lịch công chức, viên chức và người lao động đơn vị; tham mưu, trình hồ sơ thủ tục về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; về bổ nhiệm, luân chuyển, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc,... và tham mưu công tác bình xét, đánh giá công chức, viên chứcngười lao động hàng năm;

- Xây dựng, soạn thảo các văn bản: quy định, quy chế, hợp đồng, quyết định, báo cáo... liên quan đến vấn đề tổ chức; ghi và lưu giữ biên bản họp cơ quan, Hội ý của Ban giám hiệu;

- Thực hiện theo dõi, trang bị, mua sắm văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ hành chính; cấp giấy công lệnh, điều động xe ô tô công tác của cơ quan; phụ trách công tác y tế học đường; theo dõi quản lý định mức, chỉ số sử dụng điện, nước, điện thoại, truyền thông của cơ quan.

- Tham mưu thực hiện các chế độ chính sách về lao động, tiền lương, BHYT, BHXH, BHTN; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế của Trường;

- Phụ trách công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực công tác văn thư lưu trữ đúng quy chế; trình bày, soạn thảo văn bản đúng thể thức quy định.

- Tham mưu công tác thi đua, khen thưởng: các quy định, quy chế; lập kế hoạch thi đua,  theo dõi và lập báo cáo sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng.

b) Công tác Tài chính – kế toán:

 - Tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công tác tài chính, kế toán của Trường; thực hiện các quyết định tài chính của Hiệu trưởng; tổ chức thực hiện công tác kế toán đúng chế độ kế toán nhà nước quy định hiện hành; sử dụng các nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý tài chính, công tác kế toán trong nhà trường. Xây dựng và trình Hiệu trưởng ký ban hành các văn bản hướng dẫn về các mặt công tác khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng.

- Phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh kịp thời, đúng quy định;

- Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh phí của đơn vị định kỳ hàng tháng, quý, năm; tham gia xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương, kinh phí hoạt động hành chính của đơn vị; tổng hợp, thống kê, báo cáo số liệu liên quan đến tài chính và quyết toán quý, năm đúng theo quy định;

- Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm; Quản lý tiền mặt và theo dõi thu, chi theo quy định;

- Quản lý, theo dõi hồ sơ và thực hiện việc lưu trữ tư liệu, chứng từ sổ sách kế toán theo quy định pháp luật. Tham mưu và tham gia lập các văn bản, thủ tục kiểm tra thanh quyết toán việc mua sắm, sửa chữa thiết bị, tài sản CSVC cơ quan thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Quản trị – Hành chính, thiết bị tham mưu, đề xuất về định mức vật tư thực hành, dự toán chi phí, hiệu quả đối với các lớp, khóa học theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu;

- Tham mưu, giúp lãnh đạo xây dựng các văn bản, Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình thực tế của đơn vị.

c) Ngoài nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể trên đây, phòng Tổ chức – hành  chính còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

 


Lượt người xem:848
Tin khác
Thứ tư ,  4 /12 /2024

Liên kết


Lượt truy cập

         Tháng này               50,448
         Tất cả                     812,043
         Đang online             1