CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề: Cắt gọt kim loại
Mã ngành, nghề: 6520121
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Tập trung
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 3 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Kiến thức:
+ Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;
+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;
+ Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245;
+ Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;
+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;
+ Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí;
+ Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại;
+ Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng;
+ Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ;
+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn;
+ Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất;
+ Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;
+ Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;
+ Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC);
+ Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất;
+ Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập;
+ Có khả năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng:
+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;
+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề;
+ Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật;
+ Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
+ Có khả năng vận hành, điều chỉnh máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
+ Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công;
+ Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản;
+ Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;
+ Lập được chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp cắt gọt kim loại tại trường, người học có thể làm việc ở các vị trí sau:
+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC;
+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;
+ Tổ trưởng sản xuất;
+ Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;
+ Có khả năng tự tạo việc làm;
+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian của khoá học
- Số lượng môn học, mô đun: 48
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 3750 giờ
- Khối lượng các môn học chung: 450 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 3300 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 1.080 giờ; Thực hành, thực tập, thí ngiệm: 2.670 giờ
- Thời gian khóa học: 131 tuần
3. Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Số tín chỉ
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành / thực tập /bài tập
|
Kiểm tra
|
I
|
Các môn học chung
|
|
450
|
199
|
227
|
24
|
MH 01
|
Chính trị
|
5
|
90
|
60
|
24
|
6
|
MH 02
|
Pháp luật
|
2
|
30
|
22
|
6
|
2
|
MH 03
|
Giáo dục thể chất
|
2
|
60
|
4
|
53
|
3
|
MH 04
|
Giáo dục quốc phòng - An ninh
|
3
|
75
|
36
|
36
|
3
|
MH 05
|
Tin học
|
3
|
75
|
17
|
54
|
4
|
MH 06
|
Ngoại ngữ (Anh văn)
|
3
|
120
|
60
|
54
|
6
|
II
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
3300
|
880
|
2300
|
120
|
II.1
|
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
|
615
|
385
|
189
|
41
|
MH 07
|
Vẽ kỹ thuật
|
4
|
75
|
45
|
20
|
10
|
MH 08
|
Autocad
|
2
|
60
|
15
|
40
|
5
|
MH 09
|
Cơ lý thuyết
|
4
|
75
|
56
|
15
|
4
|
MH 10
|
Sức bền vật liệu
|
3
|
45
|
34
|
8
|
3
|
MH 11
|
Dung sai – Đo lường kỹ thuật
|
3
|
45
|
34
|
8
|
3
|
MH 12
|
Vật liệu cơ khí
|
3
|
45
|
41
|
2
|
2
|
MH 13
|
Nguyên lý – Chi tiết máy
|
4
|
75
|
62
|
10
|
3
|
MH 14
|
Kỹ thuật điện
|
3
|
45
|
37
|
5
|
3
|
MH 15
|
Kỹ thuật an toàn – Môi trường công nghiệp
|
2
|
30
|
28
|
0
|
2
|
MH 16
|
Quản trị doanh nghiệp
|
2
|
30
|
19
|
9
|
2
|
MĐ 17
|
Nguội cơ bản
|
3
|
90
|
14
|
72
|
4
|
II.2
|
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
|
2.685
|
496
|
2.110
|
79
|
MĐ 18
|
Hàn
|
5
|
150
|
20
|
126
|
4
|
MH 19
|
Nguyên lý cắt
|
3
|
45
|
34
|
8
|
3
|
MH 20
|
Công nghệ chế tạo máy
|
5
|
90
|
78
|
8
|
4
|
MH 21
|
Đồ gá
|
3
|
45
|
39
|
4
|
2
|
MĐ 22
|
Tiện trụ ngắn, trụ bậc, tiện trụ dài l»10d
|
4
|
105
|
15
|
86
|
4
|
MĐ 23
|
Tiện rãnh, cắt đứt
|
1
|
30
|
4
|
24
|
2
|
MĐ 24
|
Tiện lỗ
|
2
|
60
|
11
|
47
|
2
|
MĐ 25
|
Khoét, doa lỗ trên máy tiện
|
1
|
30
|
6
|
22
|
2
|
MĐ 26
|
Phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng
|
4
|
105
|
12
|
91
|
2
|
MĐ 27
|
Phay, bào mặt phẳng bậc
|
2
|
45
|
8
|
35
|
2
|
MĐ 28
|
Phay, bào rãnh, cắt đứt
|
2
|
45
|
8
|
35
|
2
|
MĐ 29
|
Tiện côn
|
2
|
45
|
10
|
33
|
2
|
MĐ 30
|
Phay, bào rãnh chốt đuôi én
|
3
|
75
|
12
|
61
|
2
|
MĐ 31
|
Tiện ren tam giác
|
3
|
90
|
15
|
72
|
3
|
MĐ 32
|
Tiên ren vuông
|
2
|
60
|
11
|
47
|
2
|
MĐ 33
|
Tiện ren thang
|
2
|
60
|
11
|
47
|
2
|
MĐ 34
|
Phay đa giác
|
1
|
45
|
7
|
36
|
2
|
MĐ 35
|
Phay bánh răng trụ răng thẳng
|
2
|
60
|
8
|
50
|
2
|
MĐ 36
|
Phay bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn
|
2
|
60
|
12
|
46
|
2
|
MĐ 37
|
Tiện CNC cơ bản
|
1
|
45
|
6
|
37
|
2
|
MĐ 38
|
Phay CNC cơ bản
|
1
|
45
|
6
|
37
|
2
|
MĐ 39
|
Điện cơ bản
|
3
|
75
|
15
|
54
|
6
|
MĐ 40
|
Khí nén – Thủy lực
|
3
|
75
|
35
|
36
|
4
|
MĐ 41
|
Lăn nhám, lăn ép
|
1
|
45
|
6
|
37
|
2
|
MĐ 42
|
Tiện lệch tâm, tiện định hình
|
4
|
120
|
23
|
94
|
3
|
MĐ 43
|
Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp
|
4
|
120
|
16
|
100
|
4
|
MĐ 44
|
Phay bánh vít – Trục vít
|
2
|
60
|
8
|
50
|
2
|
MĐ 45
|
Doa lỗ trên máy doa vạn năng
|
4
|
120
|
18
|
100
|
2
|
MĐ 46
|
Mài mặt phẳng
|
3
|
90
|
12
|
74
|
4
|
MĐ 47
|
Mài trụ ngoài, mài côn ngoài
|
4
|
105
|
12
|
91
|
2
|
MĐ 48
|
Thực tập tốt nghiệp
|
12
|
540
|
18
|
522
|
0
|
Tổng cộng
|
139
|
3.750
|
1.080
|
2.528
|
142
|
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khoá.
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường có thể bố trí cho học sinh tham quan, thực tập tại một số xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Ðể giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
Số TT
|
Nội dung
|
Thời gian
|
1
|
Thể dục, thể thao:
Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mi ni trong trường
Tham gia hội thao tại địa phương.
|
Vào các ngày lễ, kỹ niệm trong năm trong năm
Do địa phương phát động
|
2
|
Văn hoá, văn nghệ:
Mời các đoàn văn công về biểu diễn
Đoàn trường, Hội học sinh tổ chức hội thi văn nghệ
|
Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm trong năm
Vào các ngày lễ, kỹ niệm trong năm trong năm
|
3
|
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
|
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
|
4
|
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể
|
Đoàn trường, hội học sinh tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt
|
5
|
Tham quan, dã ngoại:
Đoàn trường, hội học sinh
Khoa chuyên nghề
|
Theo kế hoạch đào tạo năm học
|
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
* Đối với môn học:
- Mỗi môn học có từ 02 tính chỉ trở lên sẽ có 01 bài kiểm tra hết môn (gọi là bài kiểm tra kiến thức).
- Thời gian: làm bài kiểm tra hết môn: Không quá 120 phút
* Đối với môđun đào tạo nghề:
Mỗi bài kiểm tra hết môđun có hai phần: Phần kiểm tra kiến thức và phần kiểm tra kỹ năng.
Thời gian kiểm tra Phần kỹ năng tuỳ theo từng công việc cụ thể mà quy định.
Kết quả phần kiểm tra thực hành được ghi vào Phiếu đánh giá thực hành môđun. Nếu kết quả không đạt người học sẽ phải kiểm tra lại phần kỹ năng môđun đó.
Đề kiểm tra kết thúc môn học/mô-đun đào tạo nghề được lấy trong ngân hàng đề kiểm tra. Các đề kiểm tra trong ngân hàng đề kiểm tra do các giáo viên có kinh nghiệm biên soạn thông qua tổ môn nghề, khoa và phải được bổ sung chỉnh sửa hàng năm.
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm:
Số TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính trị
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 120 phút
|
2
|
Kiến thức, kỹ năng:
|
|
|
- Lý thuyết tổng hợp nghề
|
+Viết,
+Vấn đáp,
+Trắc nghiệm
|
Không quá 180 phút Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)
Không quá 90 phút
|
- Thực hành nghề nghiệp
|
Bài thi thực hành
|
Không quá 24 h
|
|
|
|
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định của trường.
4.4. Các chú ý khác:
Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong chương trình đào tạo dựa theo Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ. Khi xây dựng chương trình chi tiết của môn học/mô-đun cần chú ý: Các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá phải được xây dựng và trình bày đầy đủ trong các tài liệu hướng dẫn chương trình môn học/mô-đun.
Trong chương trình này, các môn học và mô đun đều được đặt tên theo mức độ phổ thông nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp tục theo học liên thông để nâng cao trình độ sau này khi ra trường. Bổ sung nhiều môn học, mô đun theo hướng phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay.