Nhiệm vụ, quyền hạn của khoa như sau:
Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của Trường, bao gồm:
- Tổ chức, thực hiện việc biên soạn, bổ sung, điều chỉnh chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề thuộc khoa mình quản lý và khi được phân công; Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết môn học, mô đun, tín chỉ liên quan; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
- Xây dựng ngân hàng đề thi theo yêu cầu; phối hợp với bộ phận khảo thí tổ chức, thực hiện kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập môn học, mô đun thuộc khoa quản lý và gửi kết quả học tập, thi, kiểm tra về Phòng đào tạo để lưu trữ; tham gia đánh giá kết quả rèn luyện HSSV; phối kết hợp với Phòng Đào tạo tổ chức thi tốt nghiệp,
- Quan hệ tốt với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh để tìm các nguồn hàng, công việc cho HSSV thực tập kết hợp sản xuất; thực hiện kế hoạch thực tập kết hợp sản xuất và dịch vụ; huy động sự tham gia của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa; tạo cơ hội việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học, công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, dịch vụ liên quan;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo, CSVC, máy móc, thiết bị phục vụ cho đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, nhân viên và người học; có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, nhân viên thuộc Khoa;
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị theo quy định; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề; phát huy tính chủ động sáng tạo tổ chức tự làm các thiết bị dạy nghề;
- Quản lý giảng viên, nhân viên và người học thuộc đơn vị mình; quản lý hồ sơ giảng viên gồm: giáo án, kế hoạch giảng dạy, sổ tay giảng viên…;
- Tham gia công tác kiểm định, đánh giá CLGDNN hàng năm, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất;
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của đơn vị mình theo quy định và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Khoa Công nghệ thông tin:
Có tổ bộ môn trực thuộc: Tổ Sửa chữa máy tính. Khoa công nghệ thông tin có những nhiệm vụ sau:
- Quản lý chuyên môn nghề và nhân sự thuộc nhóm nghề Tin học, máy tính, công nghệ thông tin, phần mềm;
- Quản lý xưởng thực hành sửa chữa máy tính, phòng học tin học, quản lý mạng và an toàn mạng máy tính của Trường;
Tổ bộ môn trực thuộc Khoa, Trung tâm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của bộ môn; đề xuất phân công giảng viên bộ môn giảng dạy các chuyên môn liên quan; phê duyệt các đề cương chi tiết, ký giáo án của giảng viên trong bộ môn hoặc của giảng viên thỉnh giảng của bộ môn trước khi đưa vào giảng dạy;
- Quản lý trực tiếp nhân sự bộ môn gồm: các giảng viên, nhân viên, HSSV trong bộ môn theo sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng. Đề xuất giảng viên đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng học thuật và giảng dạy của giảng viên và nghiên cứu khoa học;
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học/mô đun, tài liệu giảng dạy do tổ phụ trách và do Hiệu trưởng/Chủ nhiệm ban biên soạn giao. Tổ chức cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập trong bộ môn. Đề xuất và bảo lưu ý kiến về học thuật trong chương trình, nội dung giảng dạy các môn học/học phần thuộc lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo đúng các quy định của nhà trường. Triển khai các hoạt động bộ môn học và công nghệ đã được Hiệu trưởng phê duyệt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của bộ môn;
- Trực tiếp quản lý và tổ chức bảo quản, sử dụng có hiệu quả các vật tư, máy móc, thiết bị giảng dạy, học tập tại các phòng, xưởng thực hành thuộc bộ môn quản lý;
- Theo dõi và kiểm tra việc giảng dạy và học tập trên lớp của giảng viên và HSSV trong bộ môn theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của Trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu, lãnh đạo Khoa phân công.
b) Tiêu chuẩn, nhiệm kỳ, bổ nhiệm, trưởng, phó trưởng bộ môn
- Yêu cầu về tiêu chuẩn của trưởng bộ môn, phó trưởng bộ môn:
+ Có ít nhất từ 01 năm kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn;
+ Trình độ tốt nghiệp đại học trở lên, có uy tín, năng lực chuyên môn, biết vi tính văn phòng.
- Nhiệm kỳ bổ nhiệm là 05 (năm) năm.